Những quy tắc vàng trong an toàn vệ sinh thực phẩm của khu bếp công nghiệp (Phần 2)

Ngày đăng: 21/08/2021, 14:12:06

Khu bếp là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn và vi trùng có thể gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm khác, đó là lý do tại sao việc tuân thủ các quy tắc vệ sinh an toàn trong nhà bếp, đặc biệt là trong nhà bếp công nghiệp, là điều cần thiết nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Trong phần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu 4 nguyên tắc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong khu bếp công nghiệp. Mời các bạn tiếp tục theo dõi 4 nguyên tắc tiếp theo trong các nội dung bên dưới.

Bạn có thể xem lại các nội dung của bài viết trước tại link này.

Làm sạch từ trên xuống dưới

Trong bất kỳ khu bếp công nghiệp nào, bạn nên giữ cho khu vực làm việc của mình sạch sẽ trong suốt quá trình vận hành và vệ sinh toàn diện vào cuối mỗi ngày làm việc. 

Có thể rất khó tin, nhưng sự thật là thớt bình thường có nhiều vi khuẩn hơn cả so với bồn vệ sinh. Chính vì thế, quy trình làm sạch và quy tắc vệ sinh thực phẩm sau mỗi ngày làm việc cần được ưu tiên hàng đầu. 

Khăn rửa bằng vải mềm, bọt biển và bàn chải cũng là nơi trú ẩn của vi khuẩn, vì vậy bạn cần đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh và hóa chất tẩy rửa chất lượng để làm sạch bề mặt thường xuyên giúp giảm thiểu khả năng lây nhiễm chéo và các bệnh truyền qua thực phẩm.

  • Rửa sạch các bề mặt, đồ sành sứ, dao kéo, thớt và đồ dùng bằng nước xà phòng nóng.

  • Lau tất cả các bề mặt và khu vực chuẩn bị thực phẩm nhiều lần trong ngày.

  • Phơi khô tất cả các thiết bị nhà bếp hoặc lau bằng khăn sạch.

  • Khăn lau nên được giữ sạch sẽ, phơi khô ngoài trời nắng.

  • Đổi miếng cọ rửa, miếng bọt biển rửa bát và làm sạch quần áo thường xuyên.

  • Rửa và khử trùng bồn rửa ít nhất một lần một ngày.

  • Lau sạch lò nấu sau mỗi lần sử dụng và làm sạch hoàn toàn vào cuối mỗi ca làm việc

Tránh lây nhiễm chéo

Ngăn ngừa lây nhiễm chéo là một trong những quy tắc vệ sinh thực phẩm lớn nhất cần thực thi trong mỗi khu bếp công nghiệp. Tránh lây nhiễm chéo giúp loại bỏ sự lây lan của vi khuẩn có hại, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm khác. 

Việc tránh lây nhiễm chéo có thể trở nên đơn giản nếu bạn luôn chú trọng, giữ gìn khu bếp ngăn nắp và sạch sẽ trong suốt quá trình vận hành. 

Các cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm chéo bao gồm:

  • Làm sạch bề mặt thao tác ngay sau khi thực phẩm sống như: cá, trứng, thịt đã được sơ chế hoặc xử lý.

  • Phân loại thớt cho từng loại thực phẩm.

  • Phân loại khăn lau riêng cho từng loại khu vực thực phẩm được sơ chế: các loại thịt, cá và gia cầm khác.

  • Phân loại thiết bị và dụng cụ dùng để chế biến thịt sống và chín rõ ràng.

  • Rửa và khử trùng thiết bị, dụng cụ thường xuyên trong ngày – và sau mỗi lần sử dụng trong trường hợp bạn không thể phân loại đồ dùng riêng cho thực phẩm sống/chín.

  • Khử trùng làm sạch quần áo của nhân viên bếp thường xuyên trong ngày.

  • Làm sạch bề mặt khao tác sau mỗi công đoạn và giữ tiêu chuẩn sạch sẽ cao nhất.

  • Duy trì các tiêu chuẩn cao về vệ sinh cá nhân

Bảo trì tủ lạnh và tủ đông trong nhà bếp

Thông thường, tủ lạnh hoặc kho giữ lạnh trong bếp công nghiệp thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây vẫn có thể là nơi trú ẩn của vi khuẩn và gây nhiễm chéo. Tủ lạnh cũng sẽ được kiểm tra bởi thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi đánh giá để cấp xếp hạng vệ sinh thực phẩm của bạn. 

Điều quan trọng là phải bảo dưỡng kho lạnh thường xuyên, và dọn dẹp mọi chỗ thực phẩm bị đổ hoặc rò rỉ ngay lập tức. Và thực hiện tổng vệ sinh ít nhất mỗi tháng một lần. 

Tháo tất cả các kệ, ngăn hoặc ngăn kéo để rửa bằng nước xà phòng nóng trước khi khử trùng. Nếu kho lạnh của khu bếp là phòng rộng, bạn cũng nên quét và lau sạch sàn. Lau sạch tất cả mọi bề mặt bằng hóa chất tẩy rửa hoặc chất khử trùng an toàn, bao gồm cả bên ngoài tủ lạnh và các tay cầm.

Quản lý chất thải hợp vệ sinh

Xử lý và quản lý rác thải thực phẩm đúng cách là một quy tắc vệ sinh cơ bản và quan trọng để khu bếp vận hành một cách an toàn. 

Rác thải rất có thể là một nguyên nhân gây ô nhiễm, vì vậy hãy đảm bảo khu bếp luôn sạch sẽ và được khử trùng hết mức có thể.

Bạn nên có các thùng chứa rác ở cả bên trong và bên ngoài khu bếp. Thùng rác nên hoạt động bằng chân, có nắp đậy kín, được sử dụng các túi chứa chắc chắn và được đổ rác thường xuyên - tối thiểu một lần một ngày. 

-----------------------------------------------------

Tập đoàn Hà Yến

Nhà tư vấn giải pháp, nhà sản xuất và nhà thầu thiết bị bếp & giặt là công nghiệp

☎ Tư vấn giải pháp từ miền Bắc đến Đà Nẵng: 093 606 2126

☎ Tư vấn giải pháp từ Quảng Ngãi đến Miền Nam: 093 816 3538

Bài viết liên quan