Bốn thách thức về vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nhà hàng cần vượt qua. Tại sao?

Ngày đăng: 22/01/2018, 11:46:00

Vệ sinh an toàn thực phẩm chính xác là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các nhà hàng ăn uống. Với các chương trình và triển khai đào tạo đúng cách, các nhà hàng có thể giúp ngắn ngừa nguy cơ bùng phát các bệnh tật do thực phẩm gây ra và bảo vệ sức khỏe của khách hàng.

An toàn thực phẩm là việc làm cần phải thực hiện mọi lúc. Đôi khi một cách làm tắt cũng có thể tạo ra cả một sự bùng nổ về bệnh dịch. Các chuyên gia ServSafe đã xác định được một số thách thức phổ biến nhất mà các nhà hàng phải đối mặt khi thực hiện các chương trình an toàn thực phẩm tiên quyết để tránh các nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Dưới đây là bốn trong số những thách thức kèm theo những lợi ích khi khắc phục được chúng:

1. Cam kết của nhân viên / quản lý

An toàn thực phẩm chỉ thành công khi tất cả mọi người từ bộ phận điều hành đến nhân viên tin tưởng, cam kết thực hiện nghiêm túc và chính xác tất cả các kỹ thuật về an toàn thực phẩm. Một trong những cách hiệu quả nhất để thực hiện thành công việc phòng và tránh rủi ro an toàn thực phẩm là xây dựng các dữ liệu theo dõi tình trạng kinh doanh. Ví dụ:

- Theo dõi dữ liệu thống kê phản hồi của khách hàng để xác định xu hướng liên quan đến việc cải tiến hoặc các ý kiến về việc giảm chất lượng/sự an toàn của sản phẩm.

- Ghi chép và thống kê lại tần suất và giá của các đơn hàng bị từ chối nhận hàng vì lý do chất lượng hoặc độ an toàn kém.

- Tính toán những chi phí tiết kiệm được từ việc giảm thực phẩm thừa nhờ hoạt động cải tiến đào tạo giúp giảm tỉ lệ sai hỏng.

2. Đào tạo nhân viên

Đây là một phương pháp quan trọng giúp cho một nhà hàng có thể giảm được nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tỷ lệ luân chuyển cao luôn là một thử thách, nhưng đào tạo cho nhân viên các kỹ thuật về an toàn thực phẩm chính xác không chỉ bảo vệ khách hàng mà còn cho thấy nhà hàng của bạn có một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp.

3. Thiết kế và thực hiện chương trình giám sát thường xuyên

Để tăng sự tuân thủ các chương trình tiên quyết, trước tiên hãy xác định các khu vực có rủi ro mất an toàn cao nhất. Sau đó, hãy quyết định mật độ kiểm tra thường xuyên của bộ phận kiểm soát đối với các hoạt động nghiệp vụ của nhân viên tại những khu vực đó có chuẩn chỉnh như quy định hay không. Chương trình giám sát này sẽ giúp phản hồi ngay tức thì tình trạng thực hiện tại các khu vực có rủi ro nguy hiểm cao, giúp cho việc thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn tốt hơn. 

Tuy nhiên, công việc này có thể gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian, nhưng nó sẽ giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn và tạo ra sự tuân thủ tổng thể cao hơn rất nhiều so với việc chỉ có sự phổ biến quy định đến nhân viên.

4. Thời gian và chi phí cho chương trình

Để thực hiện một chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm trong nhà hàng, hãy hiểu và đánh giá rủi ro của bạn, hãy đẩy mạnh các phương pháp giúp giảm bớt nguy cơ và đào tạo nhân viên của mình. Thách thức là hoạt động này cần được thực hiện song song với các hoạt đồng hàng ngày cần nhiều nguồn lực. 

Văn hoá an toàn thực phẩm càng phát triển và được củng cố trong tất cả đội ngũ quản lý cũng như nhân viên của nhà hàng, thì hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà hàng bạn sẽ trở thành thói quen và có ý nghĩa to lớn cho hoạt động kinh doanh.

Bài viết liên quan