Tầm quan trọng của việc bảo trì thiết bị lạnh công nghiệp trong các khu bếp

Ngày đăng: 19/08/2017, 09:00:00

Trong khu bếp, những thiết bị bảo quản lạnh rất quan trọng và là thứ duy nhất chạy 24/24. Chính vì vậy, việc hiểu đúng và có những hành động bảo trì thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ của thiết bị, giảm tiêu hao năng lượng, giữ hiệu suất hoạt động tốt cho các thiệt bị bảo quản lạnh tiến tới giảm chi phí vận hành của khu bếp.

Nhưng trước tiên chúng ta cần hiểu đúng về sự cần thiết của việc bảo trì thường xuyên thiết bị lạnh 

- Giải nhiệt: nếu giàn nóng bị đóng bụi bẩn (hoặc được đặt trong môi trường nóng ẩm) không được giải nhiệt thì giàn lạnh sẽ không làm lạnh hoặc không làm lạnh tới giải nhiệt độ yêu cầu. => hiệu suất làm lạnh giảm. 

- Lốc tốt vẫn hỏng, nếu phải hoạt động liên tục: cơ chế hoạt động của lốc lạnh của bất cứ thiết bị làm lạnh nào là chạy, nghỉ, chạy, nghỉ, chạy, nghỉ…. Trong tình huống hiệu suất làm lạnh giảm thì lốc phải hoạt động liên tục (không nghỉ) để cố kéo nhiệt độ xuống tới giải nhiệt độ yêu cầu => tuổi thọ của lốc máy giảm, tiêu tốn nhiều điện năng

Do vậy chúng ta có thể tránh được rất nhiều các vấn đề phiền toái (sửa chữa, tốn kém điện năng, tốn kèm chi phí thay thế thiết bị mới) chỉ bằng những việc bảo trì đơn giản/không tốn công mà Hà Yến xin được giới thiệu tới anh/chị sau đây

Dưới đây là một số hướng dẫn của Hà Yến sẽ giúp bạn bảo dưỡng sản phẩm tủ lạnh của bạn khắc phục được những vấn đề trên

1. Tắt nguồn điện và dọn tất cả những đồ bên trong tủ lạnh

Để đảm bảo an toàn, hãy chắc chắn rằng nguồn điện cho tủ lạnh đã được ngắt hoàn toàn. Tiện thể trong lúc này, chúng ta cũng có thể kiểm tra luôn thực phẩm nào còn hạn sử dụng, thực phẩm nào hết hạn để loại bỏ chúng.

2. Sử dụng đúng loại hóa chất dùng cho tủ lạnh công nghiệp

Hãy nhớ rằng một số hóa chất có thể phản ứng với thép không rỉ, cao su hoặc nhôm, do đó, để tránh sự đổi màu hoặc hư hỏng, hãy kiểm tra nhãn trước khi sử dụng bất kỳ hóa chất nào. Một hóa chất làm sạch toàn diện tuyệt vời để sử dụng là Jantex Sanitiser cũng có thể được sử dụng trong nhà bếp của bạn - không chỉ trong tủ lạnh. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa có mùi thơm vì chúng có thể che dấu mùi của thực phẩm cần loại bỏ.

3. Vệ sinh cánh cửa và/ Gioăng cao su tủ lạnh

Lớp gioăng cao su tủ lạnh hít ở cửa tủ lạnh là chỗ mà rất hay bị bỏ quên. Khi chúng ta chùi tủ lạnh, hãy dùng giẻ nhúng nước ấm và giấm trắng để có thể rửa được sạch lớp bụi bẩn, nấm mốc. Lông hút vật đang ẩn nấp ở dây. Nếu có thể, bạn hãy lau chùi sạch lớp cao su này vài tuần một lần để các vi khuẩn không có điều kiện để có thể xâm nhập vào thức ăn bạn nhé.

4. Làm sạch bên trong và bên ngoài

Tháo các giá kệ có trong tủ lạnh ra ngoài để lau rửa. Việc này đảm bảo việc vệ sinh được nhanh chóng và mang lại hiệu quả lau chùi cao hơn. Các giá được tháo ra ngoài, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch, sau đó để ráo hoặc lau khô

Khi vệ sinh bên trong tủ lạnh nên sử dụng khăn mềm để lấy đi những nơi chất bẩn đóng cặn lại. Phần dưới cùng của tủ nên được chú ý nhiều nhất vì đây là khu vực có nhiều góc cạnh, nơi vi khuẩn hay lưu trú và rất khó vệ sinh. Vì thế Hà Yến khuyên các bạn nên lựa chọn các dòng tủ có kết cấu thuận tiện để vệ sinh, các góc được bo tròn thì việc vệ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn

Các bạn có thể tham khảo dòng tủ lạnh MasterCOOL với thiết kế các góc được bo tròn giúp đảm bảo dễ dàng thuận tiện khi vệ sinh

Tủ đông 4 cánh Mastercool

5. Cần làm sạch dàn ngưng của thiết bị lạnh công nghiệp: Bảo dưỡng bình ngưng tụ bao gồm các công việc sau:

·       Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.

·       Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.

·       Bảo dưỡng cân chỉnh bơm, quạt giải nhiệt.

·       Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.

·       Vệ sinh bể nước, xả cặn.

·       Kiểm tra, thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước.

6. Bảo dưỡng máy nén

Việc bảo dưỡng máy nén là cực kì quan trọng đảm bảo cho hệ thống lạnh hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.

Cứ sau 6.000 giờ hoặc sau một năm máy chạy thì phải bảo dưỡng máy một lần. Dù máy ít chạy thì cũng phải bảo dưỡng

Các công việc kiểm tra gồm:

·    Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén.

·    Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kì đại trung gian cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay đồ mới

·    Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.

·    Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.

·    Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.

Hy vọng với những hướng dẫn cơ bản trên sẽ giúp các bạn khắc phục được tình trạng thiết bị lạnh hoạt động không hiệu quả và mang lại tối đa trong quá trình sử dụng.

Quý khách hàng muốn tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất

-----------------------------------------------------------------------------

Tập đoàn Hà Yến

Nhà tư vấn giải pháp, nhà sản xuất và nhà thầu thiết bị bếp & giặt là công nghiệp

☎ Tư vấn giải pháp từ miền Bắc đến Đà Nẵng: 093 606 2126

☎ Tư vấn giải pháp từ Quảng Ngãi đến Miền Nam: 093 816 3538

 

Bài viết liên quan